RSS Feed for Thứ sáu 19/04/2024 18:41
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

"Điều chỉnh giá điện theo thị trường là quan điểm nhất quán"

 - Tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 7/2013, trả lời câu hỏi của báo chí về việc, trong thời gian qua, Chính phủ và Bộ Công Thương đã giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán yếu tố đầu vào của giá điện để làm căn cứ điều chỉnh trong năm nay. Vậy, hiện nay, Chính phủ và Bộ Công Thương đã nhận được báo cáo của EVN hay chưa? Phương án điều chỉnh giá điện sẽ như thế nào?

>> Dự thảo Quyết định Quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện
>> Ngành thép và xi măng cần đầu tư công nghệ ít tiêu hao năng lượng
>> Cung cấp điện ổn định trong 6 tháng đầu năm

Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam

LÊ MỸ

Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết: Hiện nay, chúng ta có một loạt giá đang tiến dần đến cơ chế thị trường, trong đó quan trọng là giá điện. Chủ trương chung của Đảng, Nhà nước là nhất quán giá thành tiến tới theo cơ chế thị trường.

Theo Bộ trưởng, hiện nay, đầu vào giá điện là than, giá than bán cho điện hiện nay thấp hơn than bán cho xã hội và các ngành khác, xảy ra tình trạng thu lượm than bán cho nước ngoài. Nhưng hệ lụy thứ 2 quan trọng hơn: Nếu giá điện của Việt Nam thấp, thì tất cả dự án đầu tư sẽ không thiên về đầu tư công nghệ để tiết kiệm điện, như vậy dẫn đến chúng ta sẽ có nền sản xuất lạc hậu. Ngân sách Nhà nước không thể đầu tư mãi vào điện nên cần phải kêu gọi đầu tư từ xã hội, nhưng giá điện thấp quá thì đầu tư không có lãi sẽ không thu hút được đầu tư.

Điều chỉnh giá điện có hai vấn đề. Thứ nhất, người dân Việt Nam có thu nhập thấp và cái gì cũng tính theo giá quốc tế thì sẽ rất khó khăn. Đúng là có yếu tố để làm ra điện, ngoài thủy điện thì các phần còn lại phải mua theo giá quốc tế như điện chạy bằng khí thì máy móc, giá khí cũng theo giá quốc tế, hay tới đây điện gió, điện năng lượng mặt trời thì giá máy móc cũng theo giá quốc tế. Chúng ta không có sự lựa chọn. Chúng ta nhằm vào việc thay vì hỗ trợ chung cho điện thì hỗ trợ cho người dân. Ví dụ, mỗi hộ dân, nhất là người nghèo được bao cấp một số điện nhất định. Chính phủ khẳng định, sau này khi điều hành giá điện, sẽ có chính sách hỗ trợ người tiêu dùng có thu nhập thấp, người nghèo.

Điểm thứ hai, nếu tăng ngay giá điện đầu vào thì dẫn đến sức cạnh tranh hao hụt. Đây là cái giá phải trả. Và chính vì 2 lý do nói trên, đặc biệt là lý do sau, tại sao nhiều năm nay, chúng ta không thể điều chỉnh ngay 1 lúc mà phải theo lộ trình.

Ngoài ra, nếu  điều chỉnh giá điện hay loại giá nào đó như giá dịch vụ y tế thì điều hành phải khéo léo theo yếu tố tâm lý của thị trường. Vì vậy, Chính phủ cân nhắc và đề ra lộ trình, đồng thời khẳng định chủ trương của Đảng, Nhà nước, nếu được tuyên truyền giải thích đến nơi đến chốn thì sẽ có được sự đồng tình của nhân dân.

Chúng ta tiến tới cơ chế thị trường kèm theo điều kiện hỗ trợ cho người dân, nhất là người thu nhập thấp và người nghèo. Và khuyến khích các doanh nghiệp không chỉ bằng lời nói mà bằng cơ chế tài chính, chính sách thuế cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, để đầu tư vào công nghệ hiện đại và tiết kiệm năng lượng hơn.

Phương án lộ trình tăng giá điện đã được Chính phủ bàn nhiều năm nay. Còn lộ trình tăng cụ thể như thế nào phải căn cứ vào nhiều yếu tố. Khi nào có đổi mới căn bản về giá điện, rút kinh nghiệm lần trước, Chính phủ yêu cầu EVN phải có kế hoạch tuyên truyền để giải thích, lấy ý kiến phản hồi của cộng đồng để có điều chỉnh cần thiết về biện pháp cụ thể khi tăng giá điện.

NangluongVietnam.vn

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Chính sách kinh tế Lý Khắc Cường và sức ép chính trị
Ý đồ của Matxcơva sau các cuộc tập trận quy mô lớn là gì?
Chuyên gia quốc tế nhận định về quan hệ Việt - Mỹ
Mô hình kinh tế Trung Quốc đang gặp vấn đề lớn
Tác chiến điện tử: Sự thành bại của chiến tranh công nghệ cao

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động