RSS Feed for Ứng dụng NLNT đến năm 2020: Cần điều chỉnh các mục tiêu | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 19/04/2024 16:43
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Ứng dụng NLNT đến năm 2020: Cần điều chỉnh các mục tiêu

 - Để đảm bảo tính khả thi Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020 và đáp ứng yêu cầu thực tiễn, cần điều chỉnh các mục tiêu, nhiệm vụ trong giai đoạn 2016-2020 một cách hợp lý.

Thành tựu của Việt Nam về ngành công nghiệp hạt nhân

Đề xuất trên được TS. Hoàng Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Năng lượng Nguyên tử - Bộ Khoa học & Công nghệ, nêu ra tại Hội thảo quốc gia lần thứ II về ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ kinh tế - xã hội, diễn ra trong hai ngày 13 và 14/10/2016.

TS Najat Mokhtar, Trưởng ban Hợp tác Kỹ thuật khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (IAEA) cho rằng, giai đoạn tới, Việt Nam cần chú trọng hơn đến các giải pháp trọng tâm ứng dụng năng lượng nguyên tử phát triển kinh tế, xã hội. Ảnh: Song Anh

Ở nhiều quốc gia, ứng dụng năng lượng nguyên tử có vai trò quan trọng và đóng góp lớn cho phát triển kinh tế, xã hội trên cả hai lĩnh vực ứng dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ (ứng dụng phi năng lượng) và điện hạt nhân (ứng dụng năng lượng).

Tại Hoa Kỳ, đóng góp của ứng dụng năng lượng nguyên tử vào giá trị kinh tế xã hội đạt mức 2% GDP, đạt giá trị 158 tỷ USD vào năm 1997, trong đó, đóng góp của các ứng dụng phi năng lượng chiếm 75% và của điện hạt nhân chiếm 25%.

Tại Việt Nam, Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết đinh số 01/2006/QĐ TTg ngày 3/1/2006 với mục tiêu chung là từng bước xây dựng và phát triển ngành công nghiệp, công nghệ hạt nhân có đóng góp hiệu quả trực tiếp cho phát triển kinh tế, xã hội và tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước.

Triển khai Chiến lược này, trong giai đoạn 2011-2016, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ đã đạt được nhiều kết quả có giá trị khoa học, thực tiễn, trong đó có một số lĩnh vực được ghi nhận ở trong nước và quốc tế.

Ứng dụng năng lượng nguyên tử trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 8 trên thế giới nghiên cứu về đột biến tạo giống, theo đánh giá của IAEA năm 2014. Viện Di truyền nông nghiệp và GS.TS Trần Duy Quý đã được trao Giải thưởng thành tựu xuất sắc về đột biến tạo giống.

Trong lĩnh vực y tế, phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực, theo GS.TS Phan Cẩm Phương, phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai.

Các thiết bị sử dụng ion hóa được sử dụng ở ba chuyên ngành điện quang, y học hạt nhân và ung bướu (xạ trị ung thư) phục vụ việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

Hiện nay, Việt Nam đã có nhiều trung tâm lớn mạnh với hệ thống trang thiết bị sử dụng ion hóa hiện đại, như Bệnh viện Quân đội 108 hay khoa Chẩn đoán hình ảnh, trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai…

Các bệnh viện này, đội ngũ cán bộ trình độ cao, thực hiện được các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị tiên tiến về xạ trị trong chọn lọc hạt vi cầu phóng xạ Y-90, xạ phẫu bằng dao gamma quay, chụp PET/CT chẩn đoán, cấy hạt phóng xạ…cũng như giảng dạy, chuyển giao công nghệ cho các bệnh viện trong nước.

Cạnh đó, kỹ thuật đánh dấu dầu trong khai thác dầu khí của Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp đã khẳng định năng lực khoa học và công nghệ đặc thù không bó hẹp ở trong nước mà đã trở thành thương hiệu quốc tế.  

Không dừng việc triển khai các ứng dụng kỹ thuật hạt nhân tại các mỏ trong nước như: Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Sư Tử Đen, Chim Sáo, Trung tâm đã xuất khẩu dịch vụ sang Kuwait, Angola. Gần đây, Trung tâm đã mở thêm dịch vụ sang Malaysia và các nước trong khu vực.

Kỹ thuật đánh dấu dầu của Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp đã thiết lập được công nghệ khảo sát cho các pha dầu, nước và khí với hơn 20 chất khác nhau.

Không dừng lại ở kết quả đó, các thuật toán và chương trình mô phỏng do trung tâm xây dựng đã được IAEA và nhiều nước đánh giá cao.

Phát triển lĩnh vực năng lượng nguyên tử, đặc biệt là năng lượng hạt nhân, có bước tiến lớn bởi làn sóng ứng dụng mạnh mẽ. Tuy nhiên, những thành công đạt được sau 10 năm thực hiện chiến lược vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng của nó.

Theo đánh giá của TS. Hoàng Anh Tuấn, một số mục tiêu đã được đặt ra trong Quy hoạch chi tiết chưa được đầu tư hợp lý. Các nghiên cứu triển khai ứng dụng năng lượng nguyên tử chưa có được sự đầu tư về cơ sở vật chất, nhân lực tương xứng với tiềm năng và triển vọng.

Việc tạo ra và đưa vào sản xuất 3-4 giống đột biến cho mỗi loại cây trồng nông nghiệp hàng năm hay 1-2 giống đột biến cho mỗi cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm và cây lâm nghiệp, ông Tuấn nói “về cơ bản chưa được đầu tư”.  

Tại Hội thảo quốc gia lần thứ II về ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ kinh tế - xã hội, hơn 150 đại biểu cùng nghe, thảo luận hơn 20 báo cáo của các chuyên gia trong và ngoài nước, các nhà quản lý các ngành liên quan đến ứng dụng năng lượng nguyên tử.

Các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý đã tập trung thảo luận về các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh các hoạt động quản lý, nghiên cứu và ứng dụng năng lượng nguyên tử để có đóng góp trực tiếp và hiệu quả cho phát triển kinh tế, xã hội.

Trong khuôn khổ hội thảo này, ban tổ chức đã dành hơn 80 m2 để trưng bày các kết quả nghiên cứu, ứng dụng và giới thiệu công nghệ, trang thiết bị và ứng dụng năng lượng

SONG ANH

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động