RSS Feed for ROSATOM giúp Armenia tái thiết nhà máy điện hạt nhân | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 20/04/2024 00:43
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

ROSATOM giúp Armenia tái thiết nhà máy điện hạt nhân

 - Quốc hội Armenia đã phê chuẩn 2 thỏa thuận ký kết với Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (ROSATOM). Theo đó, ROSATOM sẽ chịu trách nhiệm tái thiết Nhà máy điện hạt nhân Metsamor và cấp vốn cho công việc bảo trì.

ROSATOM giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ tại Thổ Nhĩ Kỳ

Trước đó, Nga và Armenia đã ký kết 2 hiệp ước trong ngành công nghiệp điện hạt nhân.

Cụ thể, tháng 12/2014, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Armenia Yervand Zakharyan và Tổng Giám đốc ROSATOM Sergey Kirienko đã ký kết thỏa thuận đầu tiên về kéo dài tuổi thọ của nhà máy điện hạt nhân Armenia tới năm 2026. Hiệp định thứ 2 về tín dụng và hỗ trợ tài chính cho tái thiết nhà máy điện hạt nhân được ký vào tháng 1/2015.

Theo hiệp định hợp tác, ROSATOM sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho nhà máy. Công việc có thể sẽ bắt đầu vào năm 2017 và sẽ kết thúc trong vòng nửa năm.

Phía Nga sẽ cung cấp một khoản vay trị giá 270 triệu USD và một khoản hỗ trợ trị giá 30 triệu USD cho Armenia.

Thỏa thuận cũng quy định thời hạn tín dụng kéo dài 15 năm với thời gian gia hạn 5 năm và lãi suất hàng năm là 3%. Khoản vay dành cho Armenia có thể sẽ quy thành đồng rúp và dự tính sẽ được hoàn trả nhờ lợi nhuận có được từ bán năng lượng.

Theo Ủy ban châu Âu, Metsamor là nhà máy điện hạt nhân duy nhất tại Armenia, đã lạc hậu và cần phải ngưng hoạt động. Việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân mới Armenia là một vấn đề còn tranh cãnh vì nhiều lí do. Trong khi đó, Chính phủ Armenia vẫn phụ thuộc vào các nguồn lực nước ngoài để xây dựng một nhà máy điện hạt nhân mới với chi phí ước tính khoảng 5 tỷ USD.

Được xây dựng từ năm 1980, cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ 16 km, Nhà máy điện hạt nhân Metsamor hiện nay sản xuất hơn 40% tổng sản lượng điện của Armenia. Nhà máy phải tạm ngưng hoạt động vào tháng 3 năm 1989 vì trận động đất Spitak khiến hơn 25,000 người thiệt mạng. Nhà máy này được tái khởi động vào tháng 11 năm 1995 như một giải pháp khả dĩ duy nhất để giải quyết khủng khoảng năng lượng nghiêm trọng tại quốc gia này.

Armenia không có nguồn than dự trữ, khí gas hay dầu khí. Thủy điện đóng góp 1/3 vào tổng sản lượng điện, trong khi năng lượng gió vẫn chưa phát triển. Chính vì vậy mà Armenia phụ thuộc lớn vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch và nhiên liệu hạt nhân, phản ánh nhu cầu cấp thiết đối với nguồn cung năng lượng ổn định và đáng tin cậy như điện hạt nhân.

BÙI KHÔI

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động