RSS Feed for Tạo đà phát triển năng lượng bền vững | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 20/04/2024 10:09
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tạo đà phát triển năng lượng bền vững

 - Liên Hợp Quốc đã tuyên bố, năm 2012 là Năm Quốc tế về Năng lượng bền vững cho tất cả chúng ta, trong đó ghi nhận: “Việc tiếp cận các dịch vụ năng lượng hiện đại với giá cả phải chăng ở các nước đang phát triển là điều cần thiết cho việc đạt được các mục tiêu phát triển toàn cầu, trong đó có các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và phát triển bền vững”.

 

Công viên kín đặc người trong ngày Tết thiếu nhi

 

Tiềm năng lớn

Mọi nguồn năng lượng đều cần thiết, nhưng theo các nhà khoa học chỉ có năng lượng tái tạo (năng lượng hiện đại) mới đem lại sự phát triển bền vững và giúp con người giải quyết những thách thức toàn cầu hiện nay như: chống hiệu ứng nhà kính, tiết kiệm nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt, giảm chất thải phóng xạ và nguy cơ phổ biến vũ khí nguyên tử, giảm sự mất cân bằng trong nền kinh tế toàn cầu…

Việt Nam có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng tái tạo, phân bổ rộng khắp trên toàn quốc. Sinh khối từ các sản phẩm hay chất thải nông nghiệp có sản lượng tương đương 10 triệu tấn dầu/năm. Tiềm năng khí sinh học xấp xỉ 10 tỉ m3 năm có thể thu được từ rác, phân động vật và chất thải nông nghiệp.

Tiềm năng kỹ thuật của thủy điện nhỏ (<30MW) hơn 4,000MW. Nguồn năng lượng mặt trời phong phú với bức xạ nắng trung bình là 5kWh/m2 /ngày phân bổ trên khắp đất nước. Vị trí địa lý của Việt Nam với hơn 3,400km đường bờ biển cũng giúp Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng gió với tiềm năng ước tính khoảng 500 - 1.000 kWh/m2 /năm. Những nguồn năng lượng thay thế này có thể được sử dụng giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng nhanh.

Đánh giá của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) và Ngân hàng Thế giới (WB) về năng lượng gió khu vực Đông Nam Á, trong 4 nước được khảo sát thì Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất và hơn hẳn các quốc gia lân cận là Thái Lan, Lào và Campuchia. Trong khi Việt Nam có tới 8,6% diện tích lãnh thổ được đánh giá có nhiều tiềm năng để xây dựng các trạm điện gió cỡ lớn thì diện tích này ở Campuchia và Thái Lan là 0,2%, ở Lào là 2,9%.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, điều kiện tự nhiên ở nước ta rất thuận lợi để phát triển điện gió, với tổng công suất lên đến 513.360 MW (tức là hơn 200 lần công suất của Thủy điện Sơn La và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành Điện vào năm 2020). Chỉ tính riêng tỉnh Bình Thuận cũng có trên 75.000 ha diện tích có tiềm năng đưa vào quy hoạch sản xuất điện gió, với tổng công suất có thể lắp đặt khoảng 5.030 MW.

Khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo

Theo báo cáo của IEA, hơn 1,3 tỷ người trên thế giới (chiếm 20% dân số toàn cầu) chưa được sử dụng điện; 2,7 tỷ người (chiếm 40% dân số toàn cầu) chưa được tiếp cận các phương tiện nấu ăn sạch, trong đó hơn 95% số người này hiện sống ở khu vực miền Nam sa mạc Sahara của châu Phi và các nước đang phát triển ở châu Á.

IEA cho rằng, đầu tư trung bình 48 tỷ USD hàng năm là cần thiết để cung cấp tiếp cận năng lượng hiện đại cho hàng tỷ người nghèo vào năm 2030. IEA nêu rõ không hề xảy ra căng thẳng giữa phổ cập tiếp cận năng lượng hiện đại với an ninh năng lượng và sự bền vững của khí hậu, vì phổ cập tiếp cận điện cho người nghèo chỉ làm tăng lượng CO2 gây hiệu ứng nhà kính tương đương với 0,7% lượng khí thải CO2 hàng năm của bang New York, nhưng cung cấp điện cho số dân gấp hơn 50 lần dân số bang này. Tăng gấp 5 lần đầu tư hiện nay để phổ cập tiếp cận năng lượng cũng chỉ chiếm 3% tổng đầu tư năng lượng toàn cầu hiện nay.

Chính sách năng lượng tái tạo của Việt Nam được điều hành dựa vào nhu cầu cung cấp đủ năng lượng cho phát triển kinh tế và đảm bảo môi trường. Vì nhu cầu về năng lượng của Việt Nam được dự báo tăng 4 lần từ 2005 - 2030 và nhu cầu về điện sẽ tăng 9 lần từ 2005 - 2025, việc khai thác năng lượng tái tạo sẽ giúp Việt Nam giảm được sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng ngoại nhập và đảm bảo an ninh năng lượng.

Hiện nay, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, đề ra mục tiêu sử dụng năng lượng tái tạo và hướng đến một thị trường điện cạnh tranh với nguồn đầu tư và mô hình kinh doanh đa dạng. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển năng lượng tái tạo quốc gia của Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2050, khuyến khích việc phát triển và sử dụng năng lượng mới và năng lượng tái tạo; cung cấp các hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu sản xuất thử và xây dựng những mô hình thí điểm; miễn thuế nhập khẩu, thuế sản xuất và lưu thông.

Cụ thể, Chính phủ đã đề ra mục tiêu tăng thị phần của năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng thương mại sơ cấp từ 3% năm 2010 lên 5% năm 2020 và 11% năm 2050 và tăng thị phần điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo như gió và sinh khối từ 3.5% tổng sản lượng điện sản xuất năm 2010 lên 4.5% năm 2020 và 6% năm 2030.

Để tháo gỡ khó khăn đối với các dự án điện gió, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 37, trong đó quy định việc hỗ trợ cho giá điện đối với dự án điện gió nối lưới. Theo đó, bên mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án điện gió với giá mua điện tại điểm giao nhận là 1.614 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT), tương đương 7,8 cents/kWh. Giá này còn được điều chỉnh theo biến động của tỉ giá VNĐ/USD. Nhà nước sẽ hỗ trợ giá điện cho EVN đối với toàn bộ sản lượng điện mua từ các nhà máy điện gió là 207 đồng/kWh thông qua Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

Như vậy, với cơ chế giá này, EVN sẽ phải mua điện gió với giá 1.421 đồng/kWh (khoảng 6,8 cents/kWh). So với mức giá điện bình quân hiện nay là 1.242 đồng/kWh, thì giá bán điện gió cao hơn khoảng 388 đồng/kWh.

Xuân Hợp (Nguồn: tainguyenmoitruong)

 

 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động