Dầu khí
Cập nhật về trữ lượng, tiềm năng khí đốt của Việt Nam
09:17 |03/08/2020
-
Theo các rà soát, cập nhật trữ lượng, tiềm năng khí đốt của Việt Nam ước khoảng 871 tỷ m3, trữ lượng cấp 2P (cấp tương đối chắc chắn) khoảng 432 tỷ m3. Đến nay, chúng ta đã khai thác khoảng 150 tỷ m3.
Phát triển chuỗi dự án khí Lô B - Ô Môn: Nhu cầu cần và đủ
Theo báo cáo cập nhật mới nhất của Tạp chí Năng lượng Việt Nam, các khả năng cung cấp khí của Việt Nam được tính theo 2 phương án:
1/ Cung cơ sở: Năm 2020: 10.6 tỷ m3, 2025: 18.0 tỷ m3, năm 2030: 13.3 tỷ m3 và năm 2035: 11.6 tỷ m3.
2/ Cung tiềm năng: Năm 2020: 11.4 tỷ m3, năm 2025: 23.2 tỷ m3, năm 2030: 23.1 tỷ m3 và năm 2035: 24.6 tỷ m3.
Phương án cung cơ sở được chọn để xét khả năng cấp khí cho sản xuất điện (với ước tính nhu cầu khí ngoài điện khoảng 2 tỷ m3/ năm).
Khả năng cấp khí cho sản xuất điện.
Còn về tổng cung khí trong nước cho sản xuất điện (phương án cơ sở) như sau:
1/ Năm 2020: 7,7 tỷ m3.
2/ Năm 2025: 14,6 tỷ m3 (chủ yếu từ mỏ Cá Voi Xanh và Lô B).
3/ Năm 2030: 9,2 tỷ m3.
4/ Năm 2035 - 2045: 7,7 tỷ m3/năm.
Theo tính toán của Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Các mỏ khí đốt khu vực Đông Nam bộ đang suy giảm nhanh, bắt đầu thiếu khí từ năm 2021-2022.
Còn ở Tây Nam bộ, khí Lô B chỉ đủ cấp cho Trung tâm Điện lực Ô Môn (3.800 MW) từ 2024, khí của các mỏ nhỏ không đủ cấp cho nhà máy điện khí mới. Do đó, chúng ta phải mua khí từ Malaixia (qua đường ống từ mỏ PM3-CAA về Cà Mau) để bù thiếu hụt khí đốt cho các nhà máy điện Cà Mau từ năm 2021.
Với nguồn khí từ mỏ Cá Voi Xanh dự kiến được cấp từ năm 2024 chỉ đủ cấp cho 5 nhà máy đã quy hoạch 5x750 MW (tại Dung Quất và Chu Lai)./.
PV TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Các bài mới đăng
- Đánh giá tác động xã hội của NMLD Dung Quất bằng ‘luận chứng khoa học’ (12/04)
- Quý 1, Vietsovpetro vượt mức sản lượng khai thác dầu và khí condensate (09/04)
- Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh quý 1 của PV GAS (06/04)
- Bổ sung 1 bến nhập khí cho Trung tâm Điện lực LNG giai đoạn 1 (05/04)
- Ký hợp đồng cung cấp tàu kho nổi chứa LPG lạnh tại khu vực phía Bắc (02/04)
- Quy định đầu tư vốn ra ngoài Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (31/03)
- Mở cảng dầu khí ngoài khơi Sao Vàng - Đại Nguyệt (30/03)
- BSR cải thiện nội lực, sẵn sàng bứt phá (30/03)
- Ký ‘Thỏa thuận hợp tác cung cấp LPG’ và ‘Hợp đồng khung cung cấp LNG’ (28/03)
- ‘BSR cần lấy thắng lợi ngắn hạn để tạo động lực cho dài hạn’ (28/03)
Các bài đã đăng:
- Thành tích an toàn là lợi thế cạnh tranh của PV Drilling trên trường quốc tế (03/08)
- Rà soát việc ‘thu hồi đất’ dự án KCN Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp (31/07)
- Gỡ khó cho các doanh nghiệp sử dụng khí thiên nhiên tại Thái Bình (30/07)
- Mỏ Kèn Bầu: Phát hiện lịch sử của ngành dầu khí Việt Nam (29/07)
- Chuyển giao Lô 09-2/09 cho Vietsovpetro điều hành và ký các thỏa thuận chung (29/07)
- Sẵn sàng cho bảo dưỡng tổng thể lần 4 Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (28/07)
- PV Drilling đạt lợi nhuận khả quan trong 6 tháng đầu năm (23/07)
- PVEP và SK Innovation ký chuyển giao quyền điều hành dự án Lô 16-2 (22/07)
- Chuẩn bị hoàn tất đàm phán hợp đồng bán khí từ mỏ Cá Voi Xanh (21/07)
- Kỳ vọng kết quả sản xuất, kinh doanh của BSR sẽ tăng trưởng trở lại (21/07)