RSS Feed for Việt Nam trong Thứ năm 28/03/2024 16:20
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Việt Nam trong "cuộc chiến" biến đổi khí hậu

 - Công tác chuẩn bị Hội nghị khí hậu (COP21), tổ chức tháng 12 tại Pari - Pháp, đang diễn ra tích cực. Đối thoại chính sách: Cơ hội cuối cùng để cứu khí hậu trái đất? Đàm phán khí hậu tại COP 21 và tiếng nói từ Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội, chiều 17-9.

G7 hướng đến từ bỏ dần năng lượng hóa thạch
10 tỷ USD cho quỹ khí hậu xanh

Cuộc đối thoại do tổ chức phi chính phủ Climate Change Working Group (CCWG) và German Freidrich-Ebert Foundation (FÉ) đồng tổ chức, nhằm tạo ra một cơ hội trao đổi giữa các tác nhân của “cuộc chiến” chống biến đổi khí hậu.

Cuộc đối thoại cũng nhằm tìm ra câu trả lời của 4 thách thức. Ảnh: Song Anh

Năm 2015 là năm quyết định đối với việc bảo vệ trái đất trước những tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo đó, các bên tham gia sẽ phải nhất trí cách thức hướng tới mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C.

Tất cả các nước đều phải có trách nhiệm với việc bảo vệ trái đất trước sự biến đổi khí hậu, bởi đó là sự lựa chọn duy nhất. Bên cạnh việc giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, 

Nước Đức đặt mục tiêu tới năm 2020 là giảm 40% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với năm 1990, nền tảng cơ bản để hướng tới mục tiêu giảm ít nhất từ 80-95% lượng khí CO2 vào năm 2050. 

Ông Remi Renevey – Giám đốc Cơ quan Hợp tác phát triển Pháp (AFD) cho biết thêm, cuộc đối thoại cũng nhằm tìm ra câu trả lời của 4 thách thức:

Thứ nhất, thông báo rộng rãi với người dân và giới truyền thông ở Việt Nam về tầm quan trọng của COP đối với Việt Nam.

Thứ hai, chỉ ra hiện trạng, mối liên quan và tương tác giữa các quá trình trong lĩnh vực biến đổi khí hậu ở cấp quốc gia hiện nay ở Việt Nam  và ở COP/cấp quốc tế.

Thứ ba, giới thiệu tổng quan về các hoạt động hiện nay của Chính Phủ Việt Nam và các ưu tiên của Việt Nam trong giai đoạn chuẩn bị cho đàm phán Paris.

Thứ tư, đặt nền móng để đi đến tuyên bố chung cho hội nghị.

Tại cuộc đối thoại, các diễn giả, đại biểu đến từ các tổ chức quốc gia và quốc tế (Cơ quan Phát triển Pháp – AFD, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc – PNUD, OXFAM) đã chia sẻ những thông tin về hiện trạng, mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quá trình quốc gia trong lĩnh vực biến đổi khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt là tại hội nghị COP cũng như các cuộc đàm phán quốc tế, hy vọng sẽ quy tụ tiếng nói từ cơ quan Chính phủ, các tổ chức phát triển và các tổ chức xã hội dân sự về vấn đề này.

SONG ANH

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động