RSS Feed for Tăng cường hợp tác 3R, hướng tới phát triển nền kinh tế xanh | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 29/03/2024 22:53
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tăng cường hợp tác 3R, hướng tới phát triển nền kinh tế xanh

 - Với chủ đề “Tương lai chúng ta mong muốn”, Diễn đàn khu vực châu Á lần thứ tư về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải (3R) diễn ra tại Hà Nội, từ ngày 18 đến 20/3/2012, với sự tham tham dự của hơn 200 đại biểu đến từ 31 quốc gia, tổ chức châu Á - Thái Bình Dương, bàn thảo nhiều vấn đề cấp thiết.

>> Sáng kiến năng lượng bền vững, giúp thế giới đạt mục tiêu khí hậu
>> Các nước Nam Á có thể cắt giảm 1/5 lượng khí gây hiệu ứng nhà kính
>> Lượng khí thải CO2 trên toàn thế giới tăng kỷ lục
>> Tăng trưởng xanh trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam
>> "An ninh năng lượng trong bối cảnh biến đổi khí hậu"
>> Mỗi năm thế giới cần chi 700 tỷ USD để phát triển năng lượng sạch

NGUYÊN BẢNG

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân phát biểu khai mạc Diễn đàn

Diễn đàn khu vực châu Á về giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải (3R: Reduce - Giảm thiểu, Reuse - Tái sử dụng, Recycling - Tái chế) được thành lập năm 2004, theo sáng kiến của Bộ Môi trường Nhật Bản (MOEJ) và Trung tâm Phát triển vùng Liên hợp quốc (UNCRD).

Từ khi thành lập đến nay, Diễn đàn đã góp phần thúc đẩy các nước tham gia thực hiện những nội dung đã thống nhất, đạt nhiều thành tựu quan trọng, góp phần đắc lực bảo vệ môi trường bền vững.

Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho biết: Thông qua diễn đàn này, Chính phủ Việt Nam muốn góp phần thúc đẩy đối thoại chính sách cấp cao giữa các bên liên quan, giải quyết về nguyên tắc mối liên kết giữa 3R và những vấn đề khác (như quản lý tổng hợp chất thải rắn, sản xuất - tiêu dùng bền vững, tuần hoàn vật chất hợp lý...).

Phó thủ tướng nhìn nhận, đây là cơ hội mới để Việt Nam chia sẻ, học tập kinh nghiệm các nước tham gia, về quản lý tổng hợp chất thải, đồng thời tăng cường hợp tác với UNCRD, Bộ Môi trường Nhật Bản và các nước khác trong lĩnh vực quản lý chất thải 3R nói chung, bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu...

Trước đó, phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Tài nguyên & Môi trường Việt Nam - Nguyễn Minh Quang cũng nhận định: “Diễn đàn chúng ta diễn ra trong bối cảnh thế giới đứng trước những thách thức lớn, khủng hoảng kinh tế, dân số tăng nhanh, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, đa dạng sinh học suy giảm, ô nhiễm môi trường lan rộng, biến đổi khí hậu, thiên tai diễn biến phức tạp…”

Đây là hệ lụy của mô hình phát triển thiếu bền vững - “tăng trưởng kinh tế trước, giải quyết các vấn đề môi trường sau”, diễn ra trong thời gian dài. Các nước châu Á đang phải đối diện sự gia tăng cả về số lượng, chủng loại và mức độ nguy hại của chất thải, do sự tăng trưởng dân số, lối sống và tiêu dùng, dẫn đến phát sinh của nhiều loại chất thải rắn mới, như chất thải điện tử và các chất thải nguy hại khác.

Các nguồn thải này nếu không được quản lý đúng cách sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và các hệ sinh thái, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển bền vững của khu vực và toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Hội nghị Rio+20 ở Brazil tháng 6/2012 đã thông qua Tuyên bố “Tương lai chúng ta mong muốn”, nhấn mạnh tầm quan trọng của tăng trưởng xanh, nền kinh tế xanh để phát triển bền vững.

Diễn đàn khu vực châu Á lần thứ tư cũng nhằm thúc đẩy trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về các giải pháp chính sách, công nghệ, kỹ thuật để thúc đẩy 3R hướng tới đạt các kết quả Hội nghị Rio+20. Mục đích cuối cùng là  hướng tới khu vực Châu Á xanh hơn, bền vững hơn.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý chất thải, thời gian qua, Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia bảo vệ môi trường, Chiến lược quốc gia tăng trưởng xanh và đặc biệt là Chiến lược quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050.

Các chiến lược này đã nhấn mạnh các nhiệm vụ và giải pháp thúc đẩy giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải hướng tới giảm lượng chất thải rắn phát sinh, giảm lượng chất thải rắn phải chôn lấp, giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn gây ra, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

Với tư cách đơn vị đồng tổ chức Diễn đàn, bà Chikako Takase, giám đốc Trung tâm Phát triển vùng của Liên hợp quốc, chia sẻ: châu Á đang có nhiều quốc gia trở thành những nước  nhập khẩu vật liệu thô ( nhiên liệu, kim loại, và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác), lượng chất thải rắn, chất thải điện tử, chất thải y tế đang gia tăng đáng kể, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững hệ sinh thái và môi trường sống của các nước châu Á.

Tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Môi trường Nhật Bản Shinji INOUE cho biết: Trong 4 năm qua, đã có 127 bên tham gia ký thỏa thuận giảm thiểu chất thải; đã giảm được 7.100 tấn chất thải túi đựng và tiết kiệm được 15 triệu USD.

Các đại biểu cùng thảo luận nhiều vấn đề: “Cơ hội thông qua 3R và các biện pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên”; “Hướng tới xã hội sử dụng hiệu quả tài nguyên và không rác thải: Công cụ 3R cho ngành công nghiệp xanh”... Đồng thời, đưa ra nhiều biện pháp quản lý, tái sử dụng những chất thải kể trên một cách hiệu quả; thông qua “Tuyên bố Hà Nội về 3R - Các mục tiêu 3R bền vững cho châu Á trong giai đoạn 2013-2023”; hướng đến dịch chuyển một nền kinh tế và xã hội sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên.

NangluongVietnam.vn

 CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Tổng Bí thư Tập Cận Bình và "giấc mơ Trung Hoa"
Trận chiến Gạc Ma 1988: Một thiên sử anh hùng
Tổng thống Obama sẽ đưa hồ sơ Biển Đông ra thượng đỉnh
Nam - Bắc Triều Tiên chuẩn bị chiến tranh?
Báo quốc tế 'đồn đoán' về tương lai cảng Cam Ranh
Người Nga và kịch bản Trung Quốc tấn công Nga

www.nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động