RSS Feed for Nguồn tài chính mới cho doanh nghiệp đầu tư TKNL | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 29/03/2024 04:12
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Nguồn tài chính mới cho doanh nghiệp đầu tư TKNL

 - Từ năm 2015, dự án chuyển hóa carbon thấp trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng (LCEE) đã thiết kế và triển khai Chương trình Hỗ trợ Đầu tư Xanh (GIF) nhằm bảo lãnh tín dụng vốn vay và trả thưởng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thực hiện đầu tư TKNL.

3 ý tưởng ứng dụng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững

Dự án LCEE là một sáng kiến năm 2012 từ quan hệ hợp tác dài hạn giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đan Mạch về tăng trưởng xanh trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam. Dự án hỗ trợ Chương trình Mục tiêu quốc gia về Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và Hiệu quả (VNEEP) và được thực hiện trên cơ sở đối tác giữa Bộ Khí hậu, Năng lượng và Tòa nhà Đan Mạch, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Xây dựng Việt Nam. 

Mục tiêu phát triển của dự án là đóng góp vào sự phát triển bền vững và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp của Việt Nam thông qua tăng cường hiệu quả năng lượng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ và trong các công trình xây dựng. Đối tượng triển khai của dự án là doanh nghiệp thuộc 3 ngành gạch, gốm và chế biến thực phẩm.

Tọa đàm và giải đáp thắc mắc từ phía doanh nghiệp trong chương trình hội thảo giới thiệu dự án LCEE tại Hà Nội

Hoạt động của dự án

Từ cuối năm 2013, dự án đã tiến hành khảo sát hiện trạng thiết bị tiêu thụ năng lượng cũng như nhu cầu thực hiện tiết kiệm năng lượng và đổi mới công nghệ của DNNVV của 3 ngành gạch, gốm và chế biến thủy sản trên cả nước. Theo kết quả khảo sát của dự án LCEE, tiềm năng tiết kiệm năng lượng của ngành sản xuất gạch tại Việt Nam là 30-70%, ngành gốm cũng từ 30-70% và ngành chế biến thực phẩm là 15-25%.

Từ tháng 12/2014, dự án đã tiến hành nghiên cứu đánh giá chính sách tại các địa phương trên cả nước để thiết lập cơ chế hỗ trợ phù  hợp.

Trong năm 2015, dự kiến dự án LCEE sẽ triển khai các hoạt động: Tổ chức 46 cuộc kiểm toán năng lượng sơ bộ; Đào tạo tại chỗ cho các Trung tâm TKNL; Xác định các dự án đầu tư và dự án trình diễn thí điểm; Đào tạo cho các đơn vị cung cấp dịch vụ TKNL; Nâng cao năng lực kỹ thuật và tiếp thị sản phẩm/dịch vụ; Tổ chức 10 hội chợ về TKNL tổ chức tại địa phương và các chiến dịch truyền thông qua truyền hình/phát thanh tại địa phương; Triển khai quy trình hỗ trợ từ GIF; Tổ chức các khóa đào tạo về tối ưu hóa sản xuất trong ngành gạch và thủy sản; Thiết kế và triển khai các dự án trình diễn thí điểm.

Cơ chế hỗ trợ tài chính dành cho các DNNVV

Trong khuôn khổ dự án, các DNNVV trên cả nước thuộc 3 ngành sản xuất gạch, gốm và chế biến thực phẩm sẽ được hỗ trợ kinh phí đầu tư tiết kiệm năng lượng. Theo đó, dự án đã thiết lập Chương trình hỗ trợ đầu tư xanh với ngân sách 110 tỷ đồng từ Chính phủ Đan Mạch.

Theo quy định cụ thể của dự án, các DNNVV có thể vay vốn đầu tư tiết kiệm năng lượng với giá trị từ 400 triệu đến 4 tỷ đồng. Ngoài ra, dự án cũng có thể bảo lãnh cho doanh nghiệp vay ngân hàng 50% giá trị đầu tư. Kết thúc dự án, doanh nghiệp được trả thưởng 30% nếu đạt mức tiết kiệm 50% (phương án này chỉ áp dụng cho các dự án có mức tiết kiệm năng lượng có tiềm năng tối thiểu 20%).


Cơ chế hỗ trợ của GIF

Quy trình nhận hỗ trợ từ GIF

Theo ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP. HCM, DNNVV Việt Nam tiêu thụ đến 40% tổng năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp. Vì vậy, việc thực hiện tiết kiệm năng lượng hiệu quả trong nhóm đối tượng này sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chương trình tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp nói chung. Tuy nhiên, trong điều kiện khủng hoảng kinh tế hiện nay, hầu hết các DNNVV đều gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay. Chính vì vậy, việc ra đời Chương trình hỗ trợ đầu tư xanh (GIF) là rõ ràng một cơ hội tốt mà các DNNVV cần nắm bắt.

TRẦN QUỐC ĐĂNG KHOA - ECC-MN

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động