RSS Feed for Điều chỉnh quy trình vận hành 38 hồ thủy điện | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 29/03/2024 23:00
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Điều chỉnh quy trình vận hành 38 hồ thủy điện

 - Trong quá trình rà soát, Bộ Công Thương đã bổ sung, điều chỉnh Quy trình vận hành của 38 hồ chứa thủy điện.

Thủy điện Hố Hô có phải là tác nhân gây ra lũ?
Nên công bằng với thủy điện

Theo Bộ Công Thương, hiện nay, trên cả nước có 306 DATĐ với tổng công suất lắp máy Nlm=15.474,3 MW đang vận hành phát điện; 193 DA (5.662,66 MW) đang thi công xây dựng; 245 DA (3.006 MW) đang nghiên cứu đầu tư; còn lại 59 DA (421,88 MW) có quy mô nhỏ, đang được tiếp tục rà soát. Về quy hoạch bậc thang thủy điện trên các dòng sông lớn: Đã vận hành phát điện 61 DA (13.101,10 MW); đang thi công xây dựng 31 DA (3.580,50 MW); đang nghiên cứu đầu tư 15 DA (730, 50 MW); có 03 DA (128 MW) chưa cho phép nghiên cứu đầu tư.

Quan điểm chủ đạo khi xây dựng quy trình vận hành hồ chứa là đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du, trong đó vận hành phải ưu tiên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình và đảm bảo tính linh hoạt cho người điều hành trực tiếp.

Nguyên tắc cơ bản về giảm lũ được quy định cho tất cả các công trình thủy điện là không làm gia tăng lưu lượng đỉnh lũ. Như vậy, khi thực hiện nghiêm ngặt quy trình được phê duyệt, các dự án có thể tham gia giảm hoặc không thể gây gia tăng lưu lượng cũng như tổng lượng lũ cho hạ du.

Theo đó, quy trình vận hành hồ chứa thủy điện đã được Bộ Công Thương ban hành để chủ động vận hành an toàn công trình và tham gia giảm lũ cho hạ du.

Qua báo cáo của UBND các tỉnh, EVN và kiểm tra trực tiếp tại các địa phương và các nhà máy, nhìn chung, hầu hết các chủ hồ đã nghiêm túc vận hành theo quy trình đã được phê duyệt, đảm bảo an toàn hồ, đập, góp phần nâng cao hiệu quả giảm lũ cho hạ du, cấp nước cho sản suất nông nghiệp và sinh hoạt, góp phần quan trọng trong hiệu quả phát điện. Tuy nhiên còn một số công trình thủy điện như Hố Hô và An Khê chưa tuân thủ đầy đủ về chế độ thông tin báo cáo việc vận hành hồ chứa, cụ thể:

- Đối với hồ chứa thủy điện Hố Hô vận hành trong đợt lũ từ ngày 13 đến ngày 15/10/2016, việc xả lũ trong tình huống khẩn cấp đã làm gia tăng lưu lượng về hạ du khoảng 192 m3/s trong thời gian từ 17h30 ngày 14/10/2006 đến 02h00 ngày 15/10/2006, gây ảnh hưởng nhất định tới hạ du, đặc biệt là các xã ngay sau đập.

Việc xả lũ trong tình huống khẩn cấp là phù hợp với Quy trình vận hành hồ chứa để tránh nguy cơ xảy ra sự cố lớn hơn cho vùng hạ du. Tuy nhiên, nhà máy này cũng có những vi phạm nhất định về việc thông tin, báo cáo chưa đầy đủ, nghiêm ngặt. Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan và đề xuất các biện pháp để tăng cường quản lý vận hành đảm bảo an toàn đối với nhà máy này.

- Đối với việc vận hành hồ chứa thủy điện An Khê: đợt lũ đầu tháng 11/2016: Công ty Thủy điện An Khê – Ka Nak đã vận hành hồ chứa An Khê cơ bản tuân thủ theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba ban hành theo Quyết định số 1077/QĐ-TTg ngày 07/7/2014 và đã có thông báo cho các cơ quan theo quy định của Quy trình để thông báo xả điều tiết qua tràn. Tuy nhiên khi thông báo bằng văn bản và gọi điện cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN của tỉnh Gia Lai, Công ty chỉ gửi và gọi điện cho Văn phòng thường trực PCTT và TKCN của tỉnh và chưa thông báo cho đồng chí Trưởng ban PCTT và TKCN tỉnh (đồng chí Chủ tịnh UBND tỉnh) theo Quy định của Quy trình liên hồ.

Sau khi sự việc xảy ra, Sở Công Thương đã trực tiếp kiểm tra công tác vận hành tại nhà máy và có đã  đánh giá tại biên bản kiểm tra ngày 02/11/2016: việc vận hành hồ giai đoạn này là đúng quy định và không ảnh hưởng gì đến ngập lụt vùng hạ du đập.

Việc giám sát thực hiện quy trình vận hành của Bộ Công Thương

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ phối hợp với các Bộ, địa phương liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các Quy trình vận hành hồ chứa thủy điệntheo Quyết định số 285/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ. Hàng năm, Bộ Công thương đã chủ trì đi kiểm tra vận hành hồ chứ thủy điện,trong các năm 2014 - 2015 - 2016, đã tổ chức tổng cộng 35 Đoàn công tác đi làm việc và trực tiếp kiểm tra về quy hoạch, chất lượng xây dựng công trình, quy trình vận hành hồ chứa, công tác an toàn, phòng chống cháy nổ, phòng, chống lụt, bão và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực thuỷ điện trên địa bàn các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Quảng Nam, Quảng Ngãi; Phú Yên, Lâm Đồng; Quảng Trị; Nghệ An; Thanh Hóa; Hà Giang; Sơn La; Lai Châu, Điện Biên…

Ngày 11/ 7/2014, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 23/CT-BCT về tăng cường công tác quản lý vận hành hồ chứa thủy điện, theo đó Bộ trưởng Bộ Công Thương đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Công Thương và các Sở, Ngành liên quan và yêu cầu Chủ đầu tư  tiếp tục rà soát, xem xét để điều chỉnh hoặc có kiến nghị điều chỉnh những nội dung của Quy trình vận hành đã được phê duyệt cho phù hợp hơn với thực tế. Kiểm tra và kiên quyết xử lý những nhà máy thuỷ điện không thực hiện đúng Quy trình vận hành đã được phê duyệt, trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng, đề nghị chuyển cho cơ quan chức năng xử lý.

Trong quá trình rà soát, Bộ Công Thương đã bổ sung, điều chỉnh Quy trình vận hành của 38 hồ chứa thủy điện.

Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết số 62/2013/QH13  ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội khóa XIII về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác công trình thủy điện và Nghị quyết số 11/NQ-CP  ngày 18 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ, Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với các Bộ, UBND các tỉnh có thủy điện tăng cường hơn nữa công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác công trình thủy điện. Theo đó về vận hành, Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo đối với hồ chứa thủy điện: thực hiện nghiêm túc Quy trình vận hành liên hồ chứa và Quy trình vận hành đã được các cấp phê duyệt; rà soát các phương án phòng chống lụt cho vùng hạ du đập, phương án phòng chống lụt bão đảm bảo an toàn đập phù hợp với thực tế, phân định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của các đơn vị tham gia trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; Phối hợp với địa phương rà soát và điều chỉnh quy chế phối hợp trong việc vận hành hồ chứa, phòng chống lụt, bão đảm bảo phân định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan liên quan; rà soát, nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung nội dung quy trình vận hành, trình cấp thẩm quyền thẩm định phê duyệt theo quy định (trong đó lưu ý phải đảm bảo phù hợp với điều kiện hiện nay về: quá trình lũ, điều kiện hạ du, công tác thông báo phối hợp, mực nước trước lũ để vận hành an toàn cho công trình…).

Trong 3 năm thực hiện rà soát quy hoạch theo Nghị quyết số 62/2013/QH13 của Quốc hội, đã loại khỏi quy hoạch 8 DATĐ bậc thang (655 MW bao gồm: thủy điện Pa Ma - 80 MW, Huổi Tạo - 180 MW, Sông Giằng - 60 MW, Đức Xuyên - 58MW, Đồng Nai 6 - 135 MW, Đồng Nai 6A - 106 MW, Tà Lài - 20 MW, Ngọc Định - 16 MW) và 463 DATĐ nhỏ (1.404,68 MW), không xem xét quy hoạch 213 vị trí tiềm năng (349,61MW).

NangluongVietnam Online

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động