RSS Feed for Công trình xanh: Kinh nghiệm từ Singapore | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 20/04/2024 11:42
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Công trình xanh: Kinh nghiệm từ Singapore

 - Công trình xanh đã được quan tâm nhưng làm thế nào để có được môi trường sống, các công trình kiến trúc hiện đại như Singapore thì Việt Nam cần phải học hỏi nhiều.

Đan Mạch giúp Việt Nam nâng cao hiệu quả năng lượng

Tuần lễ Công trình xanh Singapore

Singaporelà một nước Đông Nam Á phát triển nhanh và đang hướng đến một "quốc gia thông minh". Vì thế mà các công trình xây dựng ở nước này đều hướng đến tiêu chí "xanh và thông minh".

Chia sẻ tại buổi giới thiệu về tuần lễ Công trình xanh Singapore (SGBW), TS. John Keung, Giám đốc Điều hành Cơ quan Xây dựng Singapore (BCA) cho biết, hiện nay có khoảng 27% diện tích xây dựng của Singapore đáp ứng các tiêu chuẩn BCA Green Mark- công cụ đánh giá và xếp hạng công trình xanh hàng đầu dành cho vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Điều này giúp Singapore trở thành một trong những thành phố đứng đầu thế giới với tỷ lệ xây dựng công trình xanh.

Những căn hộ xanh tại Singapore - Ảnh: Nguồn Internet.

Mặc dù phát triển như thế nhưng hằng năm, Singapore đều tổ chức các chương trình quảng bá về công trình xanh để khuyến khích xây dựng hướng đến môi trường sống xanh hơn, liên tiếp từ năm 2009 đất nước này đều tổ chức Tuần lễ SGBW.

Năm nay, SGBW sẽ diễn ra từ ngày 31/8 đến 6/9, quy tụ các chuyên gia quốc tế về công trình xanh, các nhà hoạch định chính sách, các học giả, doanh nghiệp hoạt động trong ngành trường xây dựng, các thành viên trong chính phủ... để tìm kiếm những sáng kiến, hợp tác, trao đổi ý tưởng và học hỏi kinh nghiệm nhằm hướng đến một hành tinh xanh hơn.

Bà Michelle Goh, Giám đốc Hỗ trợ Dự án BEX Asia và MCE Asia 2015 (hai chương trình diễn ra tại SGBW), cho biết: "Năm 2014 là năm nóng nhất từng được ghi nhận trong vòng 135 năm qua. Bằng việc tổ chức triển lãm BEX Asia và MCE Asia, chúng tôi mang đến những ý tưởng khác biệt và đưa ra các giải pháp mới nhất trong công nghệ xanh và năng lượng tái tạo sẽ giúp ích cho khách tham quan và các công ty tham gia triển lãm đến từ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra những câu trả lời giúp giải quyết các thách thức về khí hậu mà Việt Nam và khu vực đang đối mặt".

Với tầm nhìn hướng đến việc trở thành một "quốc gia thông minh", Singapore đã và đang tổ chức nhiều triển lãm về công nghệ xây dựng thông minh.

Trong một nghiên cứu của IDC, chi tiêu cho công nghệ xây dựng thông minh được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ kép hằng năm là 22,6% trong vòng 5 năm tới.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương được kỳ vọng sẽ dẫn dầu mức chi tiêu này, theo sau là Bắc Mỹ và Tây Âu.

Và khi nhu cầu về năng lượng bền vững dự kiến tăng đến 37% trước năm 2035, cách Singapore tiếp cận với các nhân tài quốc tế trong lĩnh vực điện tử, cơ khí chính xác và hóa chất, sự kết nối với các thị trường khu vực cùng cơ sở cung ứng rộng khắp đã giúp nước này tăng thêm giá trị cho các công ty năng lượng xanh.

Tăng trưởng xanh ở Việt Nam

Hiện nay, Chính phủ, các nhà đầu tư, các cơ quan nghiên cứu khoa học đều đã quan tâm đến kiến trúc xanh.

Cụ thể, Chính phủ đã cho thành lập Trung tâm Tiết kiệm năng lượng (ECC) để hỗ trợ, tư vấn về tiết kiệm năng lượng cho các công trình hiện hữu cũng như xây mới. Bộ Xây dựng đã ban hành các quy chuẩn xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm phát thải ra môi trường.

Bộ Tài nguyên - Môi trường và các bộ ngành liên quan công bố tiêu chuẩn quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, tập trung vào các vấn đề hạn chế và đi đến chấm dứt phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, gia tăng sử dụng năng lượng tái tạo.

Việt Nam đang tận dụng sự phong phú của các nguồn năng lượng tái tạo bằng những trong cam kết phát triển công nghệ xanh. Năm 2011, Việt Nam đã hợp tác với Đan Mạch nâng cao kiến thức và phát triển công nghệ xanh để đối phó với biến đổi khí hậu.

Mặc dù đã có sự quan tâm nhưng cho đến nay, số lượng công trình xanh của Việt Nam vẫn rất ít. Tại TP.HCM hiện mới có một công trình kiến trúc được chứng nhận công trình xanh theo hệ thống đánh giá LEED của Mỹ, hai công trình được chứng nhận công trình xanh theo hệ thống Green Mark của Singapore.

Theo TS-KTS. Lê Thị Bích Thuận, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng, các công trình kiến trúc xanh không chỉ tiết kiệm năng lượng mà còn tiết kiệm tài nguyên nước, sử dụng vật liệu bền vững, giảm xả khí thải và ô nhiễm, cải thiện tiện nghi người sử dụng.

Một trong những thách thức lớn nhất đối với việc phát triển công trình xanh ở Việt Nam là chi phí, bởi giá xây dựng công trình xanh cao hơn 10 - 30% so với công trình thông thường.

Hơn nữa, sự quan tâm của cơ quan nhà nước hiện chỉ mới dừng ở khâu... hô hào. Và cho đến thời điểm này vẫn chưa có chính sách khuyến khích đầu tư công trình xanh một cách cụ thể. Các bộ ngành chức năng cũng chưa hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng tương xứng với tiêu chí xanh.

Theo: doanhnhansaigon.vn

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động