RSS Feed for Chuyển nước mùa mưa sang mùa khô: Chờ mong thủy điện | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 29/03/2024 17:15
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Chuyển nước mùa mưa sang mùa khô: Chờ mong thủy điện

 - Thời tiết ở Việt Nam những năm gần đây ngày càng bất thường. Hạn hán, ngập lụt, bão, lũ diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp của nước ta - quốc gia được xem là bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Theo dự báo, đến năm 2050, nhiệt độ trung bình dự kiến ​​tăng thêm 1-2 độ C có thể dẫn đến tỷ lệ hạn hán cao hơn với cường độ lớn hơn dẫn đến mực nước biển dâng cao dọc theo các vùng ven biển. Người dân sẽ ngày càng điêu đứng với hạn mặn, thiếu nguồn nước ngọt nghiêm trọng cho đời sống và sản xuất. Vậy, thủy điện sẽ phải làm gì trước những diễn biến bất lợi của biến đổi khí hậu?

Giải pháp kiểm soát lũ an toàn cho các nhà máy thủy điện




THS. PHẠM PHONG - TỔNG GIÁM ĐỐC SBA

Công ty Cổ phần Sông Ba (SBA) hiện đang quản lý vận hành hai nhà máy thủy điện Krông H’năng, công suất 64 MW; Khe Diên, công suất 9 MW (đang đầu tư mở rộng nâng công suất lên 15 MW) và thực hiện dịch vụ tư vấn về khảo sát, thiết kế, quản lý xây dựng, vận hành các dự án thủy điện, đường dây và trạm.

Trong những năm qua, SBA luôn phải đối mặt với hạn hán, bão lũ trong quản lý, vận hành công trình thủy điện và luôn trăn trở tìm giải pháp vận hành tối ưu. Bằng cách nào để vận hành an toàn, hiệu quả công trình thủy điện, tích nước đầy hồ sau mỗi trận lũ, đảm bảo mức nước hồ tối ưu trong vận hành phát điện, tích trữ để chuyển nước mùa mưa sang mùa khô, phục vụ cấp nước, chống hạn cho cả thượng lưu, hạ lưu?

Bên cạnh việc sản xuất điện, nhiều hồ thủy điện còn có những vai trò quan trọng khác như ngăn bớt lưu lượng lũ, điều tiết lũ, xả nước cấp cho sinh hoạt và tưới tiêu của người dân vùng hạ du. Tưởng chừng chỉ có những công trình đa mục tiêu lớn như thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Yaly,... mới làm được nhiệm vụ này, nhưng thực tế cho thấy các hồ thủy điện quy mô nhỏ, nếu có phương pháp, công cụ tốt, đều có thể tích trữ và điều tiết nước trong phạm vi lưu vực của mình.

Để làm tốt điều này, từ năm 2010, Công ty Thủy điện Sông Ba đã đầu tư nghiên cứu và áp dụng thành công các sáng kiến: Đo mưa trên toàn lưu vực hồ Krông H’năng để dự báo vận hành xả lũ; Giải pháp xả lũ êm và hợp lý; Sáng chế thiết bị đo mực nước hồ cấp độ chính xác đến mm (đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Bằng độc quyền về Giải pháp hữu ích).

Từ đây, Công ty đã lắp đặt thành công các thiết bị đo mực nước hồ với dải đo 1mm tại nhiều nhà máy, trong đó có Nhà máy Thủy điện Lai Châu (thiết bị đã được Trung tâm quan trắc khí tượng thủy văn - thuộc Tổng cục khí tượng thủy văn thực hiện kiểm định và nghiệm thu). Theo đánh giá của các chuyên gia, thiết bị đo được lắp đặt ở thượng lưu, hạ lưu của Thủy điện Lai Châu đang hoạt động tốt và phát huy hiệu quả. 

Trạm đo mực nước kết nối với thiết bị đặt trên mặt nước lòng hồ, đo đếm lượng nước lên, xuống chính xác từng milimet của SBA.


Khi giải pháp này được áp dụng thành công, trong năm 2018, Tạp chí Năng lượng Việt Nam cũng đã có bài viết về "Giải pháp kiểm soát lũ an toàn cho các nhà máy thủy điện" với mong muốn có thể nhân rộng ra các thủy điện khác trên cả nước. 

Bên cạnh những kết quả khả quan về thiết bị đo mưa, đo mực nước hồ, SBA còn xây dựng được cơ sở lý luận và những giải pháp vận hành chinh phục lũ cho các hệ thống sông trên cả nước và điều tiết nước hợp lý tại thủy điện Krông H’năng để chuyển nước mùa mưa sang mùa khô. Nhờ vậy, dù trải qua các kỳ nắng nóng gay gắt vừa qua, vùng xã Cư Prao (thượng lưu) và xã Krông Năng (H.Krông Pa) vẫn giữ được nước ngầm, mọi sinh hoạt vẫn bình thường.

D:Tuan_doc 2019NLVNThang 8Thuy dien KronghNang.jpg

 

Biểu đồ vận hành tối ưu của Nhà máy Thủy điện Krông H’năng.

Mô hình này nếu được nhân rộng ra nhiều nhà máy thủy điện khác trên cả nước, kết hợp với việc điều tiết vận hành liên hồ trên các lưu vực, sẽ có ý nghĩa lớn về nhiều mặt. Với tâm huyết chung tay xây dựng cộng đồng, xã hội an bình trước những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu; với mong muốn các hồ chứa thủy điện sẽ không còn mang tiếng xấu là “tội đồ” mà trở thành công cụ đắc lực để chinh phục lũ, giảm nhẹ thiên tai, tích nước đầy hồ cuối mỗi trận lũ, “chuyển nước cho mùa khô” là việc rất cần thiết của các thủy điện có hồ chứa để chống chọi lại hạn hán đang ngày càng khắc nghiệt, đe dọa đời sống dân sinh và sản xuất nông nghiệp. Chúng tôi luôn mong muốn được sự hợp sức của các chủ hồ thủy điện để có thể sớm biến các giải pháp vận hành liên hồ các hệ thống sông trên cả nước của SBA trở thành hiện thực./.

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động