RSS Feed for Hệ lụy môi trường do khai thác than quá mức của Trung Quốc | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 29/03/2024 22:35
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Hệ lụy môi trường do khai thác than quá mức của Trung Quốc

 - Kinh tế tăng trưởng một cách nhanh chóng ở Trung Quốc đã kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường, trong đó là việc khan hiếm nguồn nước sinh hoạt và nước phục vụ công nghiệp. Nhiều chuyên gia lo ngại, nếu duy trì công nghệ khai thác than như hiện nay chỉ càng làm cho vấn đề thêm trầm trọng. Biện pháp cũng là lối thoát duy nhất của vấn đề này chính là Trung Quốc phải tạo ra được nền kinh tế tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc, nước này phải chuyển nền kinh tế tăng trưởng “nóng” sang phát triển theo chiều sâu. Tất nhiên, đây là cả một quá trình nên phải mất rất nhiều thời gian để thực hiện.

>> Khai thác đá phiến và mục tiêu giảm 40% khí thải của EU
>> An ninh năng lượng một số khu vực trên thế giới trong chiến lược toàn cầu
>> Thế giới và vấn đề biến đổi khí hậu
>> Giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng cho khu vực châu Á

Cảnh khai thác than tại một nhà máy ở Trung Quốc. (Ảnh: SAI)

Theo ông Sergey Luzianin - Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Viễn Đông, tại Trung Quốc, ngành năng lượng than đang đảm bảo đến 95% nhu cầu năng lượng của quốc gia này. Việc đốt than thải vào không khí càng làm gia tăng khối lượng khổng lồ các chất độc hại. Khi khai thác, các mỏ than sử dụng rất nhiều nước ngầm càng làm trầm trọng thêm các vấn đề khan hiếm nước, thậm chí đe dọa mất nguồn nước tại nhiều khu vực.

Điều đáng nói ở đây là phương pháp khai thác mỏ truyền thống. Có đến 95% lượng than của Trung Quốc đều đang sử dụng phương pháp đảo mỏ. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, trung bình mỗi tấn than có thể làm giảm đi 1m3 nước ngầm, trong khi các nguồn nước ngầm rất khó để khôi phục. Một số khu vực mỏ than vốn thiếu hụt nguồn nước nghiêm trọng như: Nội Mông, Sơn Tây, Thiểm Tây, Hà Bắc…

Trước tình hình này, Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc chỉ cấp phép khai thác các mỏ than mới ở những nơi có đủ nguồn nước. Ngoài ra, cơ quan này cũng khuyến cáo, ngành năng lượng than cần đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ khai thác tiết kiệm nước. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu năng lượng than không ngừng tăng, việc khai thác than vẫn không thể dừng. Do vậy, hàng năm một khối lượng lớn nước dùng rửa đất đá và phục vụ hoạt động sản xuất khác cũng đã được sử dụng.

Chính phủ Trung Quốc, đang cố gắng giảm tỷ lệ than trong cơ cấu năng lượng xuống ít nhất ở mức 70%. Định hướng phát triển công nghiệp là thay thế điện than bằng các công nghệ "sạch" hơn. Tuy nhiên, cho đến nay, "năng lượng xanh" cũng như điện hạt nhân đều chưa đủ khả năng thay thế các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than. Do vậy, ngành than vẫn là trụ cột của tổ hợp nhiên liệu năng lượng đất nước.

Ngoài ra, với số lượng lớn nhà máy thủy điện và đập chắn không ngừng được xây dựng trên các dòng sông xuyên biên giới cũng là mối đe dọa cho tài nguyên nước và sự đa dạng sinh thái không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở một số quốc gia láng giềng. Có thể kể đến lưu vực sông Irtysh thuộc vùng biên giới giữa Tân Cương (Trung Quốc), Nam Siberia (Nga) và Kazakhstan. Hay các lưu vực sông Mekong, Amur và nhánh sông Ussuri…

Rõ ràng, vấn đề nguồn nước tại Trung Quốc không còn trong phạm vi của quốc gia mà có sự ảnh hưởng ở tầm quốc tế. Những nỗ lực của Trung Quốc thông qua việc thay than điện gây ô nhiễm bằng thủy điện lại càng làm căng thẳng mối quan hệ với các nước trong khu vực.

Theo các chuyên gia kinh tế, biện pháp cũng là lối thoát duy nhất của vấn đề này chính là Trung Quốc phải tạo ra được nền kinh tế tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc, nước này phải chuyển nền kinh tế tăng trưởng “nóng” sang phát triển theo chiều sâu. Tất nhiên, đây là cả một quá trình nên phải mất rất nhiều thời gian để thực hiện.

Nguồn: vietnamese.ruvr

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Nguồn gốc của "căn bệnh Thái Lan"
Chuyện "bầu" Kiên đánh vàng thành… bài giảng
Campuchia trước chính sách nước đôi của Trung Quốc
Chủ tịch Kim Jong-Un qua lời kể của người "vú em"
Tay chơi nghiệp dư trong cục diện châu Á-Thái Bình Dương
Kịch bản về một cuộc chiến khủng khiếp nhất trong lịch sử

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động